您现在的位置是:NEWS > Thế giới
Nhận định, soi kèo U20 Uzbekistan vs U20 Iran, 18h30 ngày 19/2: Tin vào U20 Iran
NEWS2025-02-24 00:45:49【Thế giới】7人已围观
简介 Hồng Quân - 18/02/2025 19:28 Nhận định bóng đ tỷ giá vàngtỷ giá vàng、、
很赞哦!(82226)
相关文章
- Nhận định, soi kèo U20 Nhật Bản vs U20 Hàn Quốc, 14h00 ngày 20/2: Khẳng định đẳng cấp
- Cha bỏ đi, mẹ bị ung thư, 3 đứa trẻ nguy cơ không nơi nương tựa
- Xe tải S80
- Người phụ nữ rối bời vì chồng ung thư di căn, con trai tai nạn nguy kịch
- Nhận định, soi kèo Al Najaf vs Erbil SC, 18h30 ngày 19/2: Đi tìm niềm vui
- 5 mẫu xe từng rất 'hot' nhưng không trụ vững tại thị trường ô tô Việt Nam
- Nữ sinh viên cầm búa gây án giết người ở Hà Nội nhận 15 năm tù
- Cơ sở y tế bỏ hoang ở Nam Định được dọn dẹp sau phản ánh của VietNamNet
- Siêu máy tính dự đoán Atalanta vs Club Brugge, 00h45 ngày 19/2
- Top xe đa dụng cỡ nhỏ bán chạy tháng 5/2024: Toyota thắng lớn trong xếp hạng
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Quảng Nam vs Thanh Hóa, 17h00 ngày 19/2: Nỗi đau kéo dài
Cụ thể, đầu tháng 8/2022, chị T. lên mạng xã hội tìm và biết đến trang Facebook “Bà Nhàn...". Sau đó, chị T. liên hệ trang này mua 6 đơn sản phẩm trị nám với tổng trị giá 16 triệu đồng.
Đến khoảng đầu tháng 4/2023, có người tự xưng là nhân viên thuốc trị nám bà Nhàn gọi cho chị T. để hỏi chị T. dùng sản phẩm có hiệu quả không? Sau khi chị T. trả lời "dùng thuốc không hiệu quả" thì người tự xưng nhân viên hứa hẹn sẽ liên lạc qua Zalo hướng dẫn, hoàn trả lại tiền.
Sau đó, các tài khoản Zalo mang tên “Đình Phong” và “Anh Giám Đốc” thường xuyên liên lạc và yêu cầu chị T. chuyển khoản tiền phí hơn 116 triệu đồng qua nhiều số tài khoản khác nhau để làm thủ tục hoàn trả tiền. Tin tưởng nên chị T. đã chuyển tiền theo yêu cầu của các đối tượng nhưng vẫn không nhận được tiền bồi thường sản phẩm. Biết đã bị lừa nên chị T. trình báo sự việc này tới cơ quan công an.
Nhóm đối tượng đã chạy quảng cáo trên mạng xã hội, tăng lượng tiếp cận với nhiều chủ tài khoản facebook để quảng bá sản phẩm nhằm lừa đảo Tiếp nhận tin báo, CQĐT Công an huyện Thạch Hà xác định, đây là một tổ chức lừa đảo chuyên nghiệp “núp bóng” doanh nghiệp, với số lượng bị hại lên đến hàng nghìn người. Riêng tại Hà Tĩnh có 5 nạn nhân bị công ty này lừa chiếm đoạt 500 triệu đồng.
Quá trình điều tra, Công an huyện Thạch Hà xác định đứng sau đường dây này là Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Khang Thịnh do Ngô Duy Khánh (SN 1995, trú tại Tam Thanh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) làm tổng giám đốc.
Ngô Duy Khánh tại cơ quan điều tra. Ảnh CACC Cụ thể, tháng 11/2021, Ngô Duy Khánh thành lập Công ty Khang Thịnh để kinh doanh thực phẩm chức năng chăm sóc sắc đẹp (trị nám, tàn nhang) với thương hiệu “Trị nám bà Nhàn”. Để tạo ra mạng lưới lừa đảo toàn quốc, từ cuối năm 2021 đến nay, Công ty Khang Thịnh đã mở ra thêm 8 chi nhánh trên toàn quốc, có tất cả 7 phó tổng giám đốc.
Nhóm đối tượng bị khởi tố, bắt giữ. Ảnh Công an cung cấp Lừa đảo chuyên nghiệp
Khánh điều hành công ty chuyên nghiệp, làm thành 2 bộ phận gồm: Marketing và bán hàng. Trong đó, bộ phận marketing chịu trách nhiệm chạy quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội, mang thương hiệu “Bà Nhàn Trị Nám Tàn Nhang”, “Trị Nám bà Nhàn”, “Lương y Giang Thị Nhàn”,...
Sau khi khách hàng tiếp cận các trang fanpage và để lại số điện thoại, nhân viên marketing sẽ đẩy các số điện thoại của khách hàng vào trang web quản lý thông tin đơn hàng có địa chỉ winmax1.com.
Còn bộ phận tư vấn bán hàng thì các nhân viên sau khi được tuyển vào làm việc được công ty cung cấp các sim điện thoại không chính chủ để gọi điện tư vấn sản phẩm. Sau đó, chúng tư vấn cho khách hàng theo kịch bản được dựng sẵn.
Tang vật thu giữ được. Ảnh: Công an cung cấp Sau khi khách hàng mua sản phẩm được một thời gian, nhân viên tư vấn tiếp tục liên lạc với khách thông qua gọi điện trực tiếp hoặc Zalo, hỏi khách về hiệu quả sử dụng sản phẩm. Nếu không hiệu quả thì khách có thể làm hồ sơ “bảo hành”, mục đích là để lừa đảo chiếm đoạt tiền của khách hàng.
Nếu khách hàng đồng ý làm hồ sơ “bảo hành” thì nhân viên đề nghị khách chuyển tiền vào các số tài khoản theo yêu cầu. Để tạo sự tin tưởng, nhiều nhân viên cùng liên lạc tư vấn “bảo hành” cho một khách hàng, vào nhiều vai khác nhau như trưởng bộ phận bảo hành, giám đốc, trưởng khoa,…
Sau khi khách đã chuyển tiền, nhân viên tư vấn tiếp tục đưa ra nhiều lý do khác nhau để khách tin rằng mình đã được làm hồ sơ “bảo hành” và yêu cầu khách chuyển thêm tiền.
Đánh vào tâm lý muốn lấy lại tiền khi khách sử dụng sản phẩm không hiệu quả, các nhân viên tư vấn đã nhiều lần yêu cầu khách chuyển tiền. Số tài khoản ngân hàng nhận tiền của khách là tài khoản của bưu tá (nhân viên chuyển phát của bưu điện) mà nhân viên tư vấn của Khang Thịnh quen biết từ trước.
Đại tá Nguyễn Hồng Phong, Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh chất vấn các đối tượng trong đường dây Mỗi lần khách chuyển tiền theo yêu cầu, nhân viên sẽ tạo một đơn hàng COD (thanh toán xong mới nhận hàng) về địa chỉ gần nơi bưu tá làm việc rồi tự mình liên hệ với bưu tá, nói rằng số tiền vừa chuyển vào tài khoản là để thanh toán tiền đơn hàng. Như vậy, số tiền “bảo hành” mà nhân viên tư vấn lừa khách được hợp thức hóa thành các đơn hàng của Công ty Khang Thịnh.
Bằng thủ đoạn nói trên, nhóm đối tượng đã chiếm đoạt của hàng nghìn bị hại, chủ yếu là phụ nữ với số tiền trên 100 tỷ đồng.
Ngày 28/6, Công an huyện Thạch Hà phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ công an tỉnh và Công an phường Mộ Lao (quận Hà Đông, TP Hà Nội) huy động 80 cán bộ, chiến sĩ xuất phát trong đêm, kiểm tra đột xuất 2 địa điểm làm việc của Công ty Khang Thịnh tại Hà Nội.
Quá trình bắt giữ, khám xét tại 2 địa điểm của công ty này, tổ công tác đã triệu tập làm việc với 35 đối tượng, thu giữ 105 điện thoại, 42 máy tính, phong tỏa 16 tài khoản ngân hàng và thu nhiều tang vật khác có liên quan.
CQĐT Công an huyện Thạch Hà đã ra quyết định khởi tố 16 bị can và lệnh bắt tạm giam đối với Ngô Duy Khánh cùng 7 phó tổng giám đốc.
Hiện vụ án đang được điều tra, mở rộng.
">Hành trình bóc gỡ đường dây lừa hàng nghìn phụ nữ mua thuốc trị nám
Tiệm bánh mì, xôi Cô Ba Bến Đình - nơi xảy ra vụ việc hơn 300 người ngộ độc thực phẩm sau khi sử dụng. Ảnh: Quang Hưng Theo quyết định xử phạt, có 4 hành vi vi phạm hành chính gồm: quy trình sản xuất thực phẩm không theo nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng; sử dụng người trực tiếp chế biến thức ăn mà không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay.
Kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và bán thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 5 người trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra, chủ tiệm bánh mì này cũng có nhiều tình tiết tăng nặng như: vi phạm quy mô lớn, vi phạm hành chính đối với nhiều người, trẻ em, người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai.
Với các lỗi trên, bà Nguyễn Thị Thanh Thảo bị xử phạt tổng cộng 125 triệu đồng.
Ngoài phạt tiền, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu buộc chủ tiệm bánh mì, xôi Cô Ba Bến Đình phải chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm.
Theo quyết định xử phạt, vụ việc ngộ độc thực phẩm xảy ra với tổng số ca mắc là 342 (có trẻ em, người già, phụ nữ mang thai), trong đó số ca nhập viện đang được điều trị nội trú là 124 ca (có 6 ca nặng có tụt huyết áp/sốc), số ca được điều trị ổn và xuất viện là 217 ca.
Vụ nghi ngộ độc do ăn bánh mì ở Vũng Tàu: 5 mẫu xét nghiệm đều chứa salmonella
Kết quả xét nghiệm của cơ quan chức năng xác định các mẫu thức ăn gồm thịt heo luộc, pate heo, chả lụa, nước xốt thịt heo và rau sống ăn kèm tại tiệm bánh mì xôi Cô Ba Bến Đình (phường 7, TP Vũng Tàu) đều phát hiện nhiễm vi khuẩn salmonella.">Vụ hơn 300 người ngộ độc bánh mì ở Vũng Tàu, phạt chủ tiệm 125 triệu đồng
Một ca sốt xuất huyết nặng tại Bệnh viện Nhi đồng 2. Ảnh: BVCC Qua giám sát các điểm nguy cơ gây dịch bệnh sốt xuất huyết, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM đã ghi nhận các điểm nguy cơ có lăng quăng.
Nguy cơ gây dịch sốt xuất huyết xuất hiện ở khắp nơi từ nội thành đến ngoại thành và ở tất cả các quận huyện, phường xã. Vì vậy, nguy cơ ca bệnh sốt xuất huyết vẫn tiếp tục tăng nếu không có những biện pháp quyết liệt.
Sở Y tế đề nghị các trung tâm y tế quận huyện, trạm y tế phường xã thực hiện điều tra, xử lý ca bệnh, ổ dịch sốt xuất huyết triệt để trên địa bàn.
Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?
Theo thống kê của Bộ Y tế, tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 114.906 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 19 ca tử vong. Một số trường hợp khi mắc bệnh sẽ có nguy cơ cao gặp biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.">TPHCM có ca tử vong do sốt xuất huyết
Nhận định, soi kèo PSG vs Brest, 03h00 ngày 20/2: Nhấn chìm đội khách
Cơ quan điều tra đọc lệnh khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Văn Minh. Ảnh: E.X Theo điều tra ban đầu, ông Minh - trong thời gian làm Phó Giám đốc ngân hàng, kiêm Trưởng phòng giao dịch Nguyễn Huệ - khi đại diện ký hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp tài sản đã bàn bạc, thỏa thuận với nhiều khách hàng khác để cung cấp một số giấy tờ có liên quan đến việc vay tiền.
Đối với tài liệu về nguồn thu nhập trả nợ hoặc tài liệu chứng minh mục đích vay vốn, ông Minh sẽ đứng ra làm hồ sơ, tài liệu để hợp thức. Trong đó, điều kiện là khách hàng phải chi "phần trăm" cho ông trên các hợp đồng cho vay.
Để hồ sơ được hợp thức, ông Minh đã chỉ đạo cấp dưới lập khống hợp đồng cho thuê tài sản và làm khống nhiều loại giấy tờ có liên quan…, gây thiệt hại cho ngân hàng nhiều tỷ đồng.
Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Vĩnh Long tiếp tục điều tra mở rộng vụ án.
Truy tố cựu Bí thư Bắc Ninh và bà Nguyễn Thị Thanh NhànVKSND Tối cao vừa hoàn tất cáo trạng truy tố cựu Bí thư Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến và cựu Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn.">Bắt cựu Phó giám đốc ngân hàng nhận hối lộ và vi phạm hoạt động cho vay
Nhận định, soi kèo Slask Wroclaw vs Legia Warszawa, 1h00 ngày 12/9
Các bị cáo tại tòa. Ảnh: NP Ở phần thẩm vấn trước đó, bị cáo Loan cho rằng, trong hồ sơ có hàng chục bút lục bị làm giả. Nhưng theo đại diện VKS, những tài liệu này đều có chữ ký của bị cáo Loan, nên không thể nói là giả.
Đối đáp về việc hồ sơ vụ án với bút lục có chữ ký của điều tra viên B.Đ.H mà bị cáo Loan nói không phải là điều tra viên lấy cung, đại diện VKS đã trích dẫn quyết định 603 của CQĐT phân công 27 điều tra viên tham gia nhóm điều tra vụ án này, trong đó có tên điều tra viên B.Đ.H ở số thứ tự 9.
Do vậy, đại diện VKS khẳng định, điều tra viên B,Đ.H có tư cách tham gia tố tụng trong vụ án này.
Bị cáo Nguyễn Thị Loan cũng cho rằng, trong vụ án này, giá khởi điểm để tham gia đấu giá tại thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh (ngày 20/11/2020) là 18.200.000đ/m2.
Trong khi đó, có dự án sát với dự án trong vụ án này và đấu giá trước 1 ngày (tức ngày 19/11/2020) thì giá khởi điểm là 13.600.000đ/m2 - bước giá 600.000đ/m2.
Bị cáo đề nghị xem xét và so sánh đối với các dự án cùng thời điểm và đều liên quan đến đấu giá quyền sử dụng đất tại huyện Đông Anh (bị cáo nộp tại phiên tòa hồ sơ mời tham gia đấu thầu của 6 dự án tại các xã Tiên Dương, Việt Hùng, Vân Nội, Vân Hà và Dục Tú thuộc huyện Đông Anh cùng thời điểm).
Sau thời gian hội ý, căn cứ kết quả xét hỏi tại tòa, lời khai của người liên quan, HĐXX thấy cần trả hồ sơ điều tra bổ sung để làm rõ một số vấn đề sau:
Giám định chữ ký của bị cáo Nguyễn Thị Loan và xác minh tài liệu liên quan đến điều tra viên B.Đ.H.
Xem xét lại hành vi và tội danh của bị cáo Trần Công Tuyên (Trưởng Phòng Quản lý khai thác hạ tầng và giải phóng mặt bằng thuộc Ban Quản lý dự án huyện Đông Anh).
Xem xét lại hành vi và tội danh của bị cáo Bùi Thanh Huyền (nguyên Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) và Nguyễn Thị Cẩm Lê (cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội).
Xem xét trách nhiệm đối với một số cán bộ cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến hoạt động đấu giá tài sản.
Xem xét làm rõ quy trình thẩm định và ban hành chứng thư thẩm định giá của Công ty VNG.
Theo cáo buộc, ngày 27/2/2020, UBND TP Hà Nội phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2020, giao cho UBND huyện Đông Anh công khai kế hoạch sử dụng đất và tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất, trong đó có dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá quyền sử dụng đất phía Đông Nam, thôn Cổ Dương (xã Tiên Dương, Đông Anh, Hà Nội).
Ngày 28/2/2020, UBND huyện Đông Anh phê duyệt Kế hoạch 71/KH-UBND đấu giá quyền sử dụng đất năm 2020, trong đó có dự án nói trên.
UBND huyện giao nhiệm vụ cho Ban Quản lý dự án và đầu tư xây dựng huyện Đông Anh - đơn vị tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án đầu tư các ô đất thuộc Dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá quyền sử dụng khu đất phía Đông Nam thôn Cổ Dương.
Quá trình định giá đất xác định giá khởi điểm làm cơ sở để tổ chức đấu giá khu đất phía Đông Nam thôn Cổ Dương (xã Tiên Dương, huyện Đông Anh), các bị cáo Nguyễn Thị Diệu Linh, Nguyễn Ngọc Thắng, Nguyễn Đức Phương là thẩm định viên, có chức năng, nhiệm vụ thẩm định giá theo đúng quy định của pháp luật.
Nhưng trong quá trình trên, các bị cáo đã không định giá đất khách quan mà định giá đất theo đề nghị của bị cáo Trần Công Tuyên (Trưởng Phòng Quản lý khai thác hạ tầng và giải phóng mặt bằng thuộc Ban Quản lý dự án huyện Đông Anh) và Vương Thị Thu Thủy (chuyên viên Ban Quản lý dự án huyện Đông Anh), thống nhất cố ý hạ giá trị khu đất để ban hành chứng thư định giá đất không đúng với giá trị thực tế.
Hậu quả, làm sai lệch giá khởi điểm đưa vào đấu giá, tạo điều kiện cho các công ty tham gia đấu giá của bà Nguyễn Thị Loan thông đồng dìm giá và trúng đấu giá với giá trị thấp, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 135 tỷ đồng.
Quá trình tham gia đấu giá khu đất phía Đông Nam thôn Cổ Dương, bà Nguyễn Thị Loan còn dùng pháp nhân của 3 công ty đều do mình điều hành hoạt động để tham gia đấu giá, thống nhất với những bị cáo khác bỏ giá các vòng với số tiền như nhau để được bốc thăm và công ty nào trúng đấu giá thì dự án vẫn thuộc về bị cáo Loan.
">Vì sao chưa thể tuyên án cựu Chủ tịch Vimedimex?